Các trường phái triết học nhận thức luận Tri thức luận

Chủ nghĩa kinh nghiệm

Chủ nghĩa kinh nghiệm là quan điểm nhận thức luận tập trung vào vai trò của kinh nghiệm, đặc biệt là các kinh nghiệm đến từ quan sát tri giác của các giác quan, trong quá trình tạo ra tri thức.[21] Tuy nhiên một số dạng của chủ nghĩa kinh nghiệm chấp nhận từ bỏ các yêu cầu về kinh nghiệm đối với các chủ đề như toán học hay logic.[22]

Có nhiều biến thể của chủ nghĩa kinh nghiệm, như chủ nghĩa thực chứng logic, phenomenalism, và một số phiên bản của triết học common sense Scotland. Hầu hết các dạng của chủ nghĩa kinh nghiệm đề cao vai trò nhận thức luận của dữ kiện cảm quan hay ấn tượng cảm quan, tuy rằng có nhiều khác biệt trong chi tiết. Một số người của chủ nghĩa kinh nghiệm nổi tiếng bao gồm Francis Bacon, Bertrand Russell.

Chủ nghĩa duy lý

Bài chi tiết: Chủ nghĩa duy lý

Chủ nghĩa duy lý là quan điểm nhận thức luận cho rằng lập luận (hay lý tính) là nguồn chính của tri thức và là yếu tố quyết định cái gì tạo nên tri thức. Rộng hơn, nó cũng chỉ tới những quan điểm sử dụng lý tính như là một nguồn tri thức hay một cách biện minh. Chủ nghĩa duy lý là một trong hai quan điểm chính của nhận thức luận, cùng với chủ nghĩa kinh nghiệm. Những người theo chủ nghĩa duy lý cho rằng sử dụng lý tính, tâm trí có thể nắm bắt được các chân lý nhất định trong nhiều trường hợp, bao gồm cả toán học, logic, đạo đức và metaphysics. Những quan điểm duy lý có thể khiêm tốn như trong toán học và logic (ví dụ như Frege), hoặc đầy tham vọng như trong các hệ thống metaphysical (ví dụ như Spinoza).

Một vài người duy lý nổi tiếng là Plato, René Descartes, Baruch Spinoza, và Gottfried Leibniz.

Hoài nghi triết học

Hoài nghi triết học là thái độ đặt câu hỏi về khả năng của tri thức con người, trong một vùng cụ thể hay nói chung.[23] Hoài nghi triết học không chỉ tới một trường phái cụ thể, mà là một sợi chỉ xuyên suốt các cuộc thảo luận nhận thức luận. Hoài nghi triết học Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ thời kỳ Hellenistic trong triết học, bao gồm Pyrrhonism (với sự tham gia của PyrrhoSextus Empiricus) và hoài nghi triết học Academic (với sự tham gia của ArcesilausCarneades). Trong số các nhà triết học Ấn Độ cổ đại, ta có thể kể tới trường phải Ajñana và truyền thống Madhyamika trong phật giáo. Trong triết học hiện đại, những tìm tòi của René Descartes bắt nguồn từ việc thử hoài nghi một cách có chủ đích các tri thức đã biết để tìm một cái gì đó đúng một cách tuyệt đối.[24]

Chủ nghĩa thực dụng

Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái nhận thức luận kinh nghiệm xây dựng bởi Charles Sanders Peirce, William James, và John Dewey, cho rằng chân lý là những thứ có thể được áp dụng trong thế giới. Những người thực dụng coi "chân lý" là đầu ra của những tìm tòi khoa học, tức là những thứ không có tiềm năng quan sát được thì không phải là chân lý.

Trường phái tịnh nghiêm

Theo một luận điểm của Tịnh Nghiêm, các trường phái nhận thức luận của con người là như nhau và hàm ý không thay đổi. Theo cách hiểu đơn giản mỗi thể tiến hoá cho ra nhiều tiểu tiết miêu tả nhưng cốt lõi chỉ muốn phô ra cái nhận được từ kết quả của sự tổ hợp các giác quan.

Trường phái triết học tân thực dụng Neo

Theo Triết học tân thực dụng Neo, nhận thức luận được phân chia thành hai khuynh hướng chủ đạo đóng vai trò như hai thanh đường ray xe lửa dẫn đường cho cả đoàn tàu triết học nhân loại: đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý (hai khuynh hướng đối lập nhau và không bao giờ gặp nhau, giống như hai thanh đường ray xe lửa vậy).[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tri thức luận http://www2.phy.ilstu.edu/pte/publications/scienti... http://plato.stanford.edu/archives/spr2014/entries... http://www.ethicsdefined.org/what-is-ethics/the-ep... http://www.thuvientructuyen.vn/chi-tiet-sach/triet... https://www.britannica.com/topic/epistemology https://books.google.com/books?id=nq-6CgAAQBAJ&pg=... https://plato.stanford.edu/archives/sum2015/entrie... https://plato.stanford.edu/entries/%7B%7B%7B1%7D%7... https://plato.stanford.edu/entries/apriori/ https://plato.stanford.edu/entries/belief/